Bữa cơm trưa yêu thương trên điểm trường Lọng Chuông
- Thứ ba - 31/01/2023 20:08
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Điểm trường bản Lọng Chuông Trường PTDTBTTH Sư Lư (xã Na Son, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) đi qua những con đường mòn đất đỏ, dốc đứng chênh vênh, để đến trường đi học các em bắt đầu dạy từ sáng sớm đi bộ từ bản ra, phải đi lên dốc rồi lại xuống dốc về đến trường các em thở hổn hển không ra hơi, ấy vậy mà các em phải đi bộ ngày 4 lần con đường ấy. Sau buổi học sáng 11 giờ trưa các em tan học về nhà ăn cơm đến khoảng bắt đầu từ 13 giờ lại đị bộ xuống trường, đến 16 giờ 30 phút lại bắt đầu đi bộ về nhà sau buổi tan học chiều. Nhiều em vì mệt quá mà bố mẹ nấu cơm gói lại cho từ sáng sớm mang đi đến 11 giờ trưa để ăn, nhưng thức ăn đã nguội cả rồi. Mặc dừ vậy vẫn không ngăn nổi lòng hiếu học của các em học sinh điểm bản Lọng Chuông, nay may mắn đã đến với các em có dự án “ Nuôi em “ hỗ trợ xuất cơm trưa về trường, về bản.
Nay 11 giờ trưa, những tiếng ê a đọc bài được thay bằng tiếng kê bàn ghế chộn rộn, tiếng gọi nhau í ới của lũ trẻ. Trong phòng ở nhỏ cho giáo viên ở có 2 phòng và phòng học của học sinh lớp 5 chưa đầy 20 mét vuông, 76 em nhỏ tử lớp 1 đến lớp 5, chia nhau ngồi quây thành từng mâm, trước mặt đặt ngay ngắn những phần cơm đã được thầy cô chuẩn bị sẵn. Những đôi mắt to, đen láy chốc chốc lại ngước lên nhìn các thầy, lộ rõ vẻ háo hức khi thầy bày thức ăn.
“Cả lớp hôm nay đi học đủ, không bạn nào về nhà buổi trưa”, thầy cô giáo chủ nhiệm vừa nhẩm lại sỹ số, vừa luôn tay gắp thức ăn chia đều vào bát từng em. Thực đơn hôm nay gồm món trứng rán cùng 2 tô mỳ tôm đầy nước dùng để chan cơm.
Khi vào bữa, lũ trẻ tuyệt nhiên không nói chuyện. Âm thanh chủ đạo lúc này là tiếng đũa, thìa quẹt vào đĩa, vào cặp lồng cơm. Em nào em nấy thoăn thoắt xúc từng thìa cơm đầy, đưa lên miệng ăn ngon lành.
“Những bữa cơm không mùi vị với người bình thường đã khó ăn. Vậy mà các em vẫn ăn được nhiều hơn trông thấy vì có bạn bè, em này nhìn em kia thi nhau ăn hết bát cơm. Bố mẹ vì thế cũng đồng ý, yên tâm đi làm nương xa”, thầy chủ nhiệm kể:
11 giờ 30, bữa cơm kết thúc. Trên đĩa chỉ lác đác vài vụn thức ăn. Lũ trẻ tự động xếp hàng rửa bát rồi nối đuôi nhau đi vào lớp ngủ trưa. Khi chúng ngả lưng, cũng là lúc bữa trưa của các thầy cô điểm trường Lọng Chuông rục rịch bắt đầu.
“Cả lớp hôm nay đi học đủ, không bạn nào về nhà buổi trưa”, thầy cô giáo chủ nhiệm vừa nhẩm lại sỹ số, vừa luôn tay gắp thức ăn chia đều vào bát từng em. Thực đơn hôm nay gồm món trứng rán cùng 2 tô mỳ tôm đầy nước dùng để chan cơm.
Khi vào bữa, lũ trẻ tuyệt nhiên không nói chuyện. Âm thanh chủ đạo lúc này là tiếng đũa, thìa quẹt vào đĩa, vào cặp lồng cơm. Em nào em nấy thoăn thoắt xúc từng thìa cơm đầy, đưa lên miệng ăn ngon lành.
“Những bữa cơm không mùi vị với người bình thường đã khó ăn. Vậy mà các em vẫn ăn được nhiều hơn trông thấy vì có bạn bè, em này nhìn em kia thi nhau ăn hết bát cơm. Bố mẹ vì thế cũng đồng ý, yên tâm đi làm nương xa”, thầy chủ nhiệm kể:
11 giờ 30, bữa cơm kết thúc. Trên đĩa chỉ lác đác vài vụn thức ăn. Lũ trẻ tự động xếp hàng rửa bát rồi nối đuôi nhau đi vào lớp ngủ trưa. Khi chúng ngả lưng, cũng là lúc bữa trưa của các thầy cô điểm trường Lọng Chuông rục rịch bắt đầu.
Bữa ăn hàng ngày của các em học sinh
Tháng trước, những bữa trưa đủ sỹ số là điều dường như không tưởng với các thầy cô giáo nơi đây. Điểm trường Lọng Chuông chia thành năm lớp từ lớp 1 đến lớp 5 tổng cộng 76 em. Giữ lũ trẻ đã khó, nhưng thuyết phục gia đình cho các em đi học còn khó hơn. Lên 5, 6 tuổi, các em đã phải ở nhà bế em, phụ bố mẹ chăn trâu, cắt cỏ. Các thầy cô dạy từ thứ 2 đến thứ 6, phải tranh thủ buổi tối hoặc cuối tuần đến từng nhà vận động, thuyết phục người dân cho con em đến trường.
Mọi thứ thay đổi từ khi Dự án Nuôi Em đến với các điểm trường thuộc các huyện đặc biệt khó khăn như huyện Điện Biên Đông … của tỉnh Điện Biên.
“Với chỉ gần bằng hai cốc trà sữa ngoài thành phố, là đã có thể góp phần cải thiện bữa ăn suốt một tháng cho một em học sinh tại các vùng sâu, vùng xa của dự án”. Nếu chia nhỏ, mỗi suất hỗ trợ ăn trưa trị giá khoảng 8.500 đồng. Trong đó, cơm trắng là các em mang ở nhà, đến trường sẽ được hỗ trợ thức ăn. Thay bằng cá khô, ớt hay lá cây rừng, những bữa cơm nay có thêm thịt lợn, trứng, giò thay phiên nhau trong tuần. Tại nhiều điểm trường, các thầy cô còn tận dụng đất của trường để trồng rau xanh, bổ sung dinh dưỡng cho các bé.Tính cả các em được hưởng chế độ bán trú của Nhà nước, hiện 100% các học sinh của điểm trường Lọng Chuông đã có thể ăn và ngủ trưa lại tại trường từ thứ 2 tới thứ 6.
Ngôi trường nhỏ ẩn mình sau những vạt rừng xanh mát, dọc theo con suối trở thành mái ấm vỗ về giấc ngủ, bữa cơm cho hơn 76 em học sinh. Những suất cơm bán trú vỏn vẹn 8,500 đồng, đã trở thành thứ níu chân những đứa trẻ vùng cao bám trường, bám lớp.
Một bữa ăn “đủ dinh dưỡng”, theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, phải gồm 4 nhóm chất: bột đường, đạm, vitamin và khoáng chất, chất béo đ ể đảm bảo trẻ phát triển cân bằng. Tuy vậy, với điều kiện sống của các thầy trò ở bản Lọng Chuông hay tại hàng nghìn điểm trường trên vùng cao khác, tỷ lệ dinh dưỡng hay thành phần nhóm chất là những khái niệm xa vời.
Không rõ hàm lượng dinh dưỡng trong những suất cơm trưa 2 đến 3 món là bao nhiêu. Chỉ biết những bữa cơm chỉ 8.500 đồng, với những em nhỏ Lọng Chuông là đã đủ đầy với cơm trắng, thức ăn và chiếc bụng không reo lên vì đói. Các em có giấc ngủ trưa vẹn tròn thay vì phải đi bộ về nhà kiếm đồ ăn. Bữa cơm trưa, như ngọn đèn nơi mảnh đất rẻo cao, thắp sáng hi vọng của những trẻ em đến trường, nuôi tiếp ước mơ con chữ. Thêm một bàn tay góp chung, là một đứa trẻ tiến gần hơn đến giáo dục, đến thoát nghèo.
Mọi thứ thay đổi từ khi Dự án Nuôi Em đến với các điểm trường thuộc các huyện đặc biệt khó khăn như huyện Điện Biên Đông … của tỉnh Điện Biên.
“Với chỉ gần bằng hai cốc trà sữa ngoài thành phố, là đã có thể góp phần cải thiện bữa ăn suốt một tháng cho một em học sinh tại các vùng sâu, vùng xa của dự án”. Nếu chia nhỏ, mỗi suất hỗ trợ ăn trưa trị giá khoảng 8.500 đồng. Trong đó, cơm trắng là các em mang ở nhà, đến trường sẽ được hỗ trợ thức ăn. Thay bằng cá khô, ớt hay lá cây rừng, những bữa cơm nay có thêm thịt lợn, trứng, giò thay phiên nhau trong tuần. Tại nhiều điểm trường, các thầy cô còn tận dụng đất của trường để trồng rau xanh, bổ sung dinh dưỡng cho các bé.Tính cả các em được hưởng chế độ bán trú của Nhà nước, hiện 100% các học sinh của điểm trường Lọng Chuông đã có thể ăn và ngủ trưa lại tại trường từ thứ 2 tới thứ 6.
Ngôi trường nhỏ ẩn mình sau những vạt rừng xanh mát, dọc theo con suối trở thành mái ấm vỗ về giấc ngủ, bữa cơm cho hơn 76 em học sinh. Những suất cơm bán trú vỏn vẹn 8,500 đồng, đã trở thành thứ níu chân những đứa trẻ vùng cao bám trường, bám lớp.
Một bữa ăn “đủ dinh dưỡng”, theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, phải gồm 4 nhóm chất: bột đường, đạm, vitamin và khoáng chất, chất béo đ ể đảm bảo trẻ phát triển cân bằng. Tuy vậy, với điều kiện sống của các thầy trò ở bản Lọng Chuông hay tại hàng nghìn điểm trường trên vùng cao khác, tỷ lệ dinh dưỡng hay thành phần nhóm chất là những khái niệm xa vời.
Không rõ hàm lượng dinh dưỡng trong những suất cơm trưa 2 đến 3 món là bao nhiêu. Chỉ biết những bữa cơm chỉ 8.500 đồng, với những em nhỏ Lọng Chuông là đã đủ đầy với cơm trắng, thức ăn và chiếc bụng không reo lên vì đói. Các em có giấc ngủ trưa vẹn tròn thay vì phải đi bộ về nhà kiếm đồ ăn. Bữa cơm trưa, như ngọn đèn nơi mảnh đất rẻo cao, thắp sáng hi vọng của những trẻ em đến trường, nuôi tiếp ước mơ con chữ. Thêm một bàn tay góp chung, là một đứa trẻ tiến gần hơn đến giáo dục, đến thoát nghèo.