Cổng thông tin điện tử trường TH Sư Lư

http://thsulu.pgddienbiendong.edu.vn


Kỹ năng làm việc đội nhóm trường PTDTBT Tiểu học Sư Lư

Phương pháp hoạt động nhóm giúp các thành viên trong nhóm chia sẻ các băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức mới. Bằng cách nói ra những điều đang nghĩ, mỗi người có thể nhận rõ trình độ hiểu biết của mình về chủ đề nêu ra, thấy mình cần học hỏi thêm những gì. Bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải là sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên. Thành công của bài học phụ thuộc vào sự nhiệt tình tham gia của mọi thành viên, vì vậy phương pháp này còn gọi là phương pháp cùng tham gia.
HS lớp 4A1 ngồi trao đổi, học hỏi nhau trong giờ học
Nhóm tự bầu nhóm trưởng nếu thấy cần. Trong nhóm có thể phân công mỗi người một phần việc. Trong nhóm nhỏ, mỗi thành viên đều phải làm việc tích cực, không thể ỷ lại vào một vài người hiểu bết và năng động hơn. Các thành viên trong nhóm giúp đỡ nhau tìm hiêu vấn đề nêu ra trong không khí thi đua với các nhóm khác. Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả học tập chung của cả lớp. Để trình bày kết quả làm việc của nhóm trước toàn lớp, nhóm có thể cử ra một đại diện hoặc phân công mỗi thành viên trình bày một phần nếu nhiệm vụ giao cho nhóm là khá phức tạp.
Trong hoạt động nhóm Lớp học được chia thành từng nhóm nhỏ từ 4 đến 6 người. Tùy mục đích, yêu cầu của vấn đề học tập, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hay có chủ định, được duy trì ổn định hay thay đổi trong từng phần của tiết học, được giao cùng một nhiệm vụ hay những nhiệm vụ khác nhau.
 
z4860464255776 1b4f476d5a14824cf8734ef0caa8975c
HS đang học nhóm
Mỗi người đều sẽ có những năng lực và tính cách riêng để tạo nên những ảnh hưởng nhất định cho đội nhóm của mình. Học sinh hay sinh viên cần phải trang bị cho mình kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả để có thể vừa phát triển bản thân và đóng góp sự thành công cho đội nhóm của mình trong công việc, học tập. Hãy cùng theo dõi bài viết sau để hiểu rõ hơn tầm quan trọng của kỹ năng làm việc đội nhóm quan trọng như thế nào đối với học sinh hiện nay. Và chuẩn bị cho mình những kiến thức cần thiết khi làm việc trong một đội nhóm riêng nhé.
   - Để hình thành kỹ năng học hợp tác nhóm, lúc đầu giáo viên nên bắt đầu từ nhóm đôi. Khi trẻ đã có kinh nghiệm, kỹ năng nhất định sẽ tổ chức nhóm với số lượng nhiều hơn.
    - Thời gian để một nhóm gắn kết với nhau là khoảng một học kỳ (vì để lâu sẽ gây tình trạng trì trệ, thiếu năng động, dựa dẫm vào nhau.
    - Số lượng các thành viên trong nhóm nên chọn theo các năng lực đa dạng: giỏi, khá, trung bình, yếu và đa dạng về thành phần xuất thân, môi trường sống.
 
z4860464246199 aa93206f519e5b4405d1a650a65a727d

Kỹ năng làm việc đội nhóm hiệu quả là giúp nhau tạo nên cảm hứng, hứng thú lấy lại tinh thần làm việc, khuấy động tinh thần mọi người cùng nhau cố gắng để vượt qua thử thách về bài tập, dự án nghiên cứu. Mỗi người một ý nghĩa, một cách hiểu rồi gộp lại với nhau sẽ tạo ra được ý tưởng lớn và hấp dẫn.
 

Tác giả bài viết: Sùng Thị Dí

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây